
Đề bài: Soạn bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương Bài làm I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: – Trần Tế Xương còn được gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, tỉnh Nam Định. – Các tác phẩm: Vịnh khoa thi Hương, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ… 2. Tác phẩm: – Bài thơ viết bằng thể […]
Đề bài: Soạn bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương
Bài làm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Trần Tế Xương còn được gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, tỉnh Nam Định.
– Các tác phẩm: Vịnh khoa thi Hương, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ…
2. Tác phẩm:
– Bài thơ viết bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Bố cục: 4 phần
+ Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi Hương.
+ Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi.
+ Hai câu luận: Cảnh tượng những ông to bà lớn khi đến trường thi.
+ Hai câu kết: Thái độ châm biếm, phê bình của tác giả với kì thi.
Soạn bài “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Sự khác thường của kì thi trong hai câu thơ đầu:
– Hai câu mang tính tự sự, kể lại kì thi
– Giới thiệu về đây là một kì thi lựa chọn nhân tài cho đất nước
– Cứ ba năm lại tổ chức thi một lần.
– Điểm khác thường đó là năm nay “trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
– Từ “lẫn” thể hiện sự xáo trộn, nhốn nháo, xuống cấp của chế độ thi cử lúc bấy giờ.
=> Báo hiệu một kì thi thiếu nghiêm túc, ô hợp.
Câu 2: Hai câu thực
– Hình ảnh sĩ tử và quan trường:
+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ với dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác chứ không ngọn gàng.
+ Quan trường: ậm ọe, miệng thì thét loa như cố ra oai với các sĩ tử
=> Nơi thi cử ồn ào, nhốn nháo, thiếu tôn nghiêm và thiếu nghiêm túc, giống như một cái chợ.
– Nghệ thuật:
+ Sử dụng những từ láy tượng hình và tượng thanh: ậm ọe, lôi thôi.
+ Phép đối giữa sĩ tử với quan trường: lôi thôi sĩ tử >< ậm uệ quan trường.
+ Phép đảo ngữ – đảo trật tự cú pháp.
+ Hình ảnh trường thi lúc này cho thấy sự suy tàn, suy vong của một nền học vấn – Nho học.
Câu 3: Hai câu luận:
– Hình ảnh thơ:
+ Quan sứ: Được đón tiếp trọng thể.
+ Mụ đầm: Vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.
=> Phô trương hình thức, không phù hợp với lễ nghi của một kì thi.
– Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật đối: Lọng ><váy, trời><đất, quan sứ >< mụ đầm
+ Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm bọn quan lại, thực dân.
Câu 4: Hai câu thơ kết:
– Tâm sự chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước, vận mệnh của dân tộc.
– Lời thơ vừa là lời tự vấn, vừa là lời hướng đến những người đồng môn với nhà thơ.
– Thể hiện tác giả là người coi trọng danh dự, người có tấm lòng với dân với nước.
– Ý muốn đánh thức dân tộc, nhất là những người tài để cứu nước, cứu đời.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Hiện thực nước mất nhà tan của nước ta lúc bấy giờ.
– Qua đó ta thấy được tấm lòng yêu nước và sự câm ghét bọn thực dân xâm lược.
– Nỗi lòng đau xót, nỗi nhục mất nước đồng thời muốn thức tỉnh lương tri và tinh thần dân tộc của mọi người.
2. Nghệ thuật:
– Sử dụng phép đảo ngữ, phép đối.
– Các hình ảnh thơ đặc sắc có giá trị tố cáo hiện thực.
– Bút pháp trào phúng xen lẫn chất trữ tình.
– Giọng thơ trữ tình kết hợp với giọng điệu trào phúng.
Loan Trương
>>> XEM THÊM :